Đưa một phương pháp Quản trị vào doanh nghiệp để áp dụng không phải là một điều dễ dàng, vì ngoài việc học tập kiến thức Doanh nghiệp cần xác định được sự phù hợp của phương pháp đối với tổ chức, bên cạnh đó là sự tìm hiểu sâu đi từ nguyên lý và sự quyết tâm từ phía ban lãnh đạo
Trong một buổi trò chuyện giữa JOHN Academy cùng với anh Đỗ Đức Huấn – CEO công ty cổ phần công nghiệp HQC để tìm hiểu về tình hình doanh nghiệp sau 1 năm học tập và triển khai OKRs, anh Đỗ Đức Huấn đã có những chia sẻ rất ý nghĩa về quá trình đưa OKRs vào doanh nghiệp và những sự thay đổi rất tích cực sau khi áp dụng OKRs.
Lý do nào đã thúc đẩy anh tìm đến OKRs và anh đã tìm đến với OKRs tại thời điểm nào?
Lý do mình tìm đến với OKRs cũng rất là tình cờ, mình là một fan của Coach Mai Xuân Đạt từ rất lâu và thường xuyên theo dõi facebook của anh Đạt. Tình cờ biết đến OKRs khi nghe anh Đạt chia sẻ vào năm 2020, ban đầu nghĩ doanh nghiệp chưa cần đến OKRs tuy nhiên khi đọc nhiều bài viết, xem nhiều video chia sẻ về quản trị của anh Đạt mình mới nhận ra từ trước đến nay mình đang làm chưa đúng trong việc quản trị doanh nghiệp.
- Quản trị một cách cảm tính..
- Tuyển dụng cảm tính, không biết như thế nào là những người phù hợp.
- Làm một cách nửa vời, ở đâu có những kiến thức hay mình đều bắt tay áp dụng nhưng cuối cùng lại bỏ dở. Mọi thứ đều thiếu nền tảng gốc dẫn đến không hiệu quả.
Khi nhận ra những cái sai của mình, và nhận thấy những tư tưởng của OKRs rất phù hợp với doanh nghiệp nên mình đã quyết định áp dụng.
Anh có thể mô tả thêm về tình trạng của doanh nghiệp trước khi áp dụng OKRs, những điều gì khiến cho anh không hài lòng với doanh nghiệp của mình?
Thực ra trước khi biết đến những kiến thức mà anh Đạt chia sẻ, mình không nhận ra các vấn đề của doanh nghiệp, lúc đó vẫn cứ nghĩ doanh nghiệp đang vận hành tốt. Tuy nhiên sau khi xem kỹ các video và tài liệu anh Đạt chia sẻ mình nhận ra doanh nghiệp mình đang gặp rất nhiều vấn đề và không thực sự ổn như mình vẫn nghĩ. Mà vấn đề chủ yếu lại xuất phát từ mình chứ không phải đội ngũ nhân sự.
- Trước đây, không khí làm việc trong công ty rất ngột ngạt, căng thẳng, không có mục tiêu rõ ràng cũng không biết cách giao việc khiến cho Mọi người hay đổ lỗi cho nhau, không có sự cam kết.
- Vấn đề tiếp theo đó là, sau nhiều năm làm doanh nghiệp mình không biết cách lãnh đạo, thường xuyên tham gia vào những công việc chi tiết, bận rộn không có thời gian nghỉ ngơi trong khi nhân sự lại rất “thờ ơ”, dần dần trở nên chán ghét nhân viên.
Thời gian đầu khi áp dụng OKRs anh đã gặp phải những khó khăn nào?
Khó khăn lớn nhất là sự phản kháng của nhân sự, thời gian đầu khi thiết lập OKRs mất khá nhiều thời gian, nhân viên khá là ngại trong việc đó và có nhiều người không chấp nhận OKRs và dần dời đi.
Thông thường khi gặp những khó khăn ban đầu như vậy các doanh nghiệp sẽ nản và không áp dụng OKRs nữa, nhưng tại sao Anh và HQC vẫn quyết tâm và giữ vững được OKRs?
Mình có niềm tin rất lớn vào OKRs, OKRs là một hệ tư tưởng rất hay về Quản trị và nó đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của mình về quản trị. OKRs giúp mình có niềm tin vào nhân sự “Về cơ bản con người là tốt”, mọi thứ khi áp dụng OKRs đều trở nên rõ ràng và minh bạch. Việc nhân sự rời đi mình đánh giá đó là những nhân sự không phù hợp và việc họ rời đi cũng là điều hoàn toàn bình thường.
Theo anh sau thời gian áp dụng OKRs, OKRs đã mang lại những kết quả nào cho HQC?
OKRs mang lại cho mình một nền tảng về quản trị giúp cho mình có thể xây dựng được nhiều khía cạnh khác của doanh nghiệp như tuyển dụng hay những chiến lược kinh doanh.
Không khí làm việc không còn căng thẳng mà trở nên vui vẻ hơn rất là nhiều, mọi thứ rõ ràng, bản thân mình hiểu hơn về doanh nghiệp và cảm thấy tự tin hơn rất nhiều
Nhân sự hợp tác, phối hợp ăn ý, hầu hết các nhân sự đều là người phù hợp kể cả những nhân sự mới, tất cả cùng nỗ lực vì mục tiêu chung. Nhân sự gắn kết, yêu quý công ty, yêu quý Sếp.
Doanh số công ty tăng trưởng đều, liên tục X1.5 từ năm 2021.
Bản thân mình ngày chỉ cần làm việc 4 – 6 tiếng, có nhiều thời gian hơn cho những sở thích cá nhân, nhân sự tự chủ động với công việc mà nhiều khi không cần CEO có mặt tại công ty.
Anh thấy thế nào khi áp dụng OKRs đối với những nhân viên Kinh doanh trong mảng B2B, có những điều gì khó khăn?
Khi đưa OKRs vào đội Kinh doanh cũng có nhiều khó khăn, việc xác định mục tiêu phù hợp là khá khó. Trong quý đầu tiên, bên mình cũng đặt ra Mục tiêu khá cao cho đội ngũ nhân viên kinh doanh và kết quả là họ đã không hoàn thành được mục tiêu của mình.
Ban đầu mọi người cũng khá nản, tuy nhiên sau đó mọi người cùng ngồi lại tìm hiểu nguyên nhân vì sao thất bại và đưa ra những mục tiêu phù hợp hơn thì đến thời điểm hiện tại đội Kinh doanh của HQC đang làm việc rất tốt.
Khi áp dụng OKRs, bên mình thực hiện khá tốt việc Check-in, hàng tuần mình ngồi lại cùng nhân sự, bất cứ dự án nào gặp khó khăn mình đều rà soát và hỗ trợ từng nhân sự để giúp đưa ra được giải pháp và công việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. Điều này giúp cho hiệu quả của đội Kinh doanh tăng lên rất cao và luôn hừng hực khí thế.
Theo anh động lực nào đã giúp nhân sự của HQC tạo ra được những kết quả như vậy?
Về kết quả kinh doanh, bên mình đã có một cơ chế rõ ràng ở các mốc doanh số, bên cạnh đó công ty cũng luôn có những phần thưởng để khuyến khích cho những cá nhân có thành tích tốt.
Tuy nhiên theo mình động lực của nhân sự không phải chỉ đến từ việc họ được thu nhập cao hay thưởng nhiều. Mấu chốt ở đây là do OKRs khuyến khích sự tiến bộ của nhân sự và tinh thần chấp nhận thất bại, đối với những mục tiêu không đạt được bên mình không trách phạt mà thường ngồi lại với nhau để tìm hiểu nguyên nhân để cùng đưa ra giải pháp.
Khi làm OKRs nhân sự biết được những đóng góp của cá nhân đối với tổ chức, họ được quản lý của mình giúp đỡ hỗ trợ trong các buổi check-in, có cơ hội để phát triển bản thân… Theo mình đây mới là những thứ giúp nhân sự có động lực để gắn bó với tổ chức.
Là một người đã tìm hiểu và áp dụng OKRs từ rất sớm và có những thành công bước đầu. Anh muốn chia sẻ điều gì tới các chủ doanh nghiệp khác đang tìm hiểu về Quản trị nói chung và OKRs nói riêng?
Điều đầu tiên, chúng ta nên tìm ra được một phương pháp quản trị nào mà chúng ta thực sự tin tưởng vào nó sau đó là nghiên cứu một cách kỹ càng và làm thật sâu. Tránh trường hợp học quá nhiều nhưng không nắm rõ bản chất đã bắt tay vào thực hiện khiến cho mất thời gian và đôi khi là những cơ hội để phát triển.
Điều thứ hai mình muốn chia sẻ đó là hãy làm thật tốt những thứ cơ bản nhưng là gốc rễ của vấn đề đã có thể mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp chứ không nhất thiết phải đi tìm những phương pháp quá “cao siêu”.
Thực tế, chúng ta có thể chọn bất cứ phương pháp Quản trị nào cũng được, mỗi phương pháp đều hiệu quả tuy nhiên cần phải thực sự tin tưởng, hiểu sâu và đi từ nền tảng, áp dụng từ những thứ nhỏ nhất một cách Đúng Đủ Đều sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Cảm ơn anh Đỗ Đức Huấn về những chia sẻ của mình, chúc cho HQC những năm tiếp theo sẽ liên tục đạt được những mục tiêu lớn (moonshot) và ngày càng phát triển vững mạnh.