DỰ ÁN 1000 CÂU CHUYỆN OKRs TỪ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM          

Bí mật X2 doanh số của một CEO làm việc 3h/ngày

Câu chuyện của Thành Vinh

Điều gì đã biến một công ty từ những nhân sự rời rạc, nhân viên không có động lực, CEO luôn bận rộncáu gắt, kết quả kinh doanh trì trệ Trở thành một tổ chức gắn kết, 100% nhân viên chủ động với công việc, CEO chỉ cần làm việc 3h/ngày trong khi doanh số vẫn tăng trưởng gấp 2 lần chỉ sau 2 tháng.

Từ một tập thể rối ren và nhiều vấn đề

Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Sản xuất Thành Vinh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị vệ sinh và thiết bị nhà bếp được thành lập từ năm 2018 với quy mô 35 nhân sự và có 4 showroom tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. 

Thời gian đầu thành lập, kết quả kinh doanh luôn có sự tăng trưởng, tuy nhiên theo ông Kiều Văn Hoà (CEO Thành Vinh) chia sẻ công ty luôn gặp phải rất nhiều vấn đề về quản lý.

  • Nhân sự không có động lực để làm việc, không có mục tiêu rõ ràng, chủ yếu là làm việc theo cảm tính.
  • Quy mô nhân sự không nhiều (35 nhân sự) nhưng không quản lý được, không có quy tắc, quy định rõ ràng.
  • Mặc dù doanh số vẫn tăng trưởng nhưng doanh thu không đều và lợi nhuận thu về không cao.
  • Bản thân CEO không thể quản lý được con người, CEO luôn phải bận rộn làm việc liên tục 10h đến 12h một ngày và không có ngày nghỉ. Luôn phải quản lý vi mô thậm chí là làm thay việc của nhân viên trong khi nhân viên không đạt được sự kỳ vọng, thiếu động lực và thiếu cam kết.
  • CEO luôn cảm thấy bế tắc, cáu giận thậm chí là chửi bới và kết quả là 10% nhân sự nghỉ việc trong khi những người ở lại thì hoàn toàn không có sự thay đổi.
  • CEO  không tìm thấy niềm vui trong công việc và dần trở nên chán nản, xao nhãng công việc kinh doanh.
Theo như một nghiên cứu của Gallup, hiện nay 85% nhân viên không thực sự có động lực để làm việc. Điều này cho thấy những vấn đề của công ty Thành Vinh rất phổ biến ở các doanh nghiệp không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn ở trên toàn thế giới. 

Bản thân CEO của Thành Vinh vốn đã là một người Sếp tốt, luôn nghĩ cho sự phát triển của nhân viên, nhưng do chưa biết cách quản lý, chưa hiểu nhân viên mà gây ra những vấn đề của doanh nghiệp. Sau khi nghe những chia sẻ từ nhân viên của mình ông cũng hiểu ra rằng mình cần thay đổi để giải quyết triệt để các vấn đề và giúp doanh nghiệp phát triển.

Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Sản xuất Thành Vinh

Bước ngoặt chuyển đổi

Giữa năm 2021 ông Kiều Văn Hoà bắt đầu tìm kiếm các khóa học giúp thay đổi bản thân để quản trị doanh nghiệp tốt hơn và tình cờ biết đến phương pháp quản trị mục tiêu OKRs thông qua những chia sẻ từ VNOKRs và thực sự ấn tượng với những tư tưởng về con người trong OKRs.

Sau khi tìm hiểu về OKRs cùng với sự tư vấn của OKRs Coach Mai Xuân Đạt, CEO của Thành Vinh đã có những thay đổi tích cực trong phong cách lãnh đạo của mình.

  • Đi làm sớm, quan tâm đến tất cả mọi người trong công ty.
  • Quyết tâm đưa phương pháp quản trị OKRs vào triển khai trong tổ chức.
  • Uỷ quyền cho nhân viên nhiều hơn, không còn quản lý vi mô, CEO đồng hành và hỗ trợ thiết lập mục tiêu cho mỗi người.
  • Dành thời gian hàng tuần để nói chuyện với mọi người để tìm hiểu các vấn đề khó khăn.
  • Chia sẻ mục tiêu của công ty và đưa ra kỳ vọng của mình cho nhân viên (thậm chí là chia sẻ cả mặt tối của mình và nhận lỗi).

CEO của Thành Vinh nhận ra rằng tất cả những vấn đề trước đây đều xuất phát từ việc người lãnh đạo và nhân viên không có sự tin tưởng, không có tiếng nói chung, không thấu hiểu và chia sẻ với nhau trong công việc. Muốn thay đổi người khác thì mình cần phải thay đổi bản thân mình trước, muốn tạo ra được những trải nghiệm vui vẻ cho công ty thì bản thân mình cũng phải tự tạo ra sự hạnh phúc cho chính mình.

Theo ông Kiều Văn Hoà, việc trò chuyện thường xuyên với nhân viên là một điều rất quan trọng để thấu hiểu những khó khăn và truyền thêm động lực đến đội ngũ của mình. Như lời của Andrew Grove (cố CEO của Intel) đã nói trong cuốn sách High Management Output:

“Chín mươi phút thời gian của bạn (người Quản lý) có thể nâng cao chất lượng công việc của cấp dưới của bạn trong hai tuần hoặc trong hơn tám mươi giờ.”

Kết quả thành công đến chỉ sau 2 tháng

Chỉ sau 2 tháng áp dụng OKRs cùng với những thay đổi tích cực trong phong cách lãnh đạo đã giúp cho công ty Thành Vinh có những biến đổi rất lớn cả về chất và về lượng.

  • Từ một tập thể rời rạc, thiếu cam kết chuyển thành một đội ngũ gắn kết, 100% nhân sự trở thành những người chủ động trong công việc. Đội ngũ phát huy được hết năng suất công việc.
  • 100% thành viên trong tổ chức đều có mục tiêu, công việc được phân chia rõ ràng.
  • Nhân viên và lãnh đạo trở thành những người cộng sự, không còn khoảng cách, mọi người sẵn sàng chia sẻ khó khăn, thắc mắc với công ty. Tư duy hướng đến giải pháp không trách phạt.
  • Bản thân CEO trở nên thân thiện hơn với mọi người, luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc với công việc. Một ngày chỉ cần làm việc 3h thay vì phải làm 12h và không có ngày nghỉ như trước đây. Có thêm nhiều thời gian cho việc tìm hiểu và nghiên cứu chiến lược phát triển công ty.
  • Doanh số quý 4/2021 tăng trưởng X2 so với cùng kỳ năm 2020.

Tiếp nối những kết quả đã đạt được, ông Kiều Văn Hoà rất tự tin để đặt ra những mục tiêu thách thức cho năm sau, mở thêm 10 cửa hàng trên cả nước (gấp 3 lần quy mô hiện tại), doanh số dự kiến năm 2022 sẽ tăng gấp 5 lần năm 2021.

Theo như lời chia sẻ của ông Kiều Văn Hoà với VNOKRs:

“Có được sự tự tin như vậy bởi lẽ tôi đang rất tin tưởng vào đội ngũ của mình, trước đây công ty cũng có những mục tiêu lớn nhưng đó chỉ là những ước mơ rất mông lung, xa vời. Tuy nhiên sau khi áp dụng OKRs, hiểu được những nguyên lý và thực hành tốt nhất chúng tôi đã nhìn thấy đường hướng, các mục tiêu của công ty cũng trở nên rõ ràng hơn rất nhiều.” 

Về doanh nghiệp
Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Sản xuất Thành Vinh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị vệ sinh và thiết bị nhà bếp được thành lập từ năm 2018 với quy mô 35 nhân sự và có 4 showroom tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. 
  • Quy mô: 1 - 50 nhân sự
  • Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất
  • Website: https://bepthanhvinh.vn/
TÌM HIỂU THÊM CÂU CHUYỆN OKRs CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC